Những điều cần biết về hoạt động đánh giá và quan trắc nước thải y tế

Nước thải y tế có chứa nhiều yếu tố gây ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật. Do đó, nước thải y tế cần phải được thu gom, xử lý theo đúng quy trình. Quan trắc nước thải y tế là quy trình bắt buộc để đảm bảo vệ sinh môi trường. Hãy cùng Minh Thành Group tìm hiểu rõ hơn quy trình quan trắc nước thải y tế là gì nhé! 

Thành phần, thông số ô nhiễm chính trong nước thải y tế

Các chất rắn trong nước thải y tế 

Nước thải y tế gồm có các thành phần vật lý cơ bản như chất rắn (TS), chất rắn lơ lửng (TSS) lắng được, chất rắn hoà tan (TDS) không lắng được. Ngoài ra, trong nước thải y tế còn có hạt keo khó lắng. 

Các chỉ tiêu hữu cơ của nước thải y tế 

Chỉ tiêu hữu cơ của nước thải y tế bao gồm nhu cầu oxy hóa (BOD) và nhu cầu oxy hóa học (COD). BOD chỉ ra được mức độ ô nhiễm do các chất có khả năng bị oxy hoá sinh học, đặc biệt là chất hữu cơ. BOD được xác định bằng phương pháp phân huỷ sinh học trong vòng 5 ngày nên được gọi là BOD5. Mức độ ô nhiễm của nước thải y tế được phân loại như sau: 

  • BOD5 < 200 mg/lít (mức độ ô nhiễm thấp). 

  • 350 mg/lít < BOD5 < 500 mg/lít (mức độ ô nhiễm trung bình). 

  • 500mg/lít < BOD5 <750 mg/lít (mức độ ô nhiễm cao). 

  • BOD5 >750 mg/lít (mức độ ô nhiễm rất cao). 

Chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải COD có thể đánh giá được mức độ ô nhiễm của các chất hữu cơ dễ phân huỷ và khó phân huỷ sinh học. Đối với nước thải, hàm lượng ô nhiễm của các chất hữu cơ được xác định qua chỉ số COD. Dựa vào chỉ số COD có thể phân loại mức độ ô nhiễm bao gồm:

Tham khảo: các đơn vị lắp đặt hệ thống quan trắc tự động

Tham khảo: lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động

  • COD < 400 mg/lít: nước thải ô nhiễm thấp

  • 400 mg/lít < COD < 700 mg/lít: nước thải ô nhiễm trung bình. 

  • 700 mg/lít < COD < 1500: nước thải ô nhiễm cao. 

  • COD > 1500 mg/lít: nước thải ô nhiễm rất cao. 

quan-trac-nuoc-thai-y-te

Hệ thống xử lý nước thải y tế (Ảnh: Internet)

Các chất dinh dưỡng trong nước thải y tế 

Nước thải y tế cũng có chứa các nguyên tố dinh dưỡng gồm có Nitơ và Phospho. Các nguyên tố dinh dưỡng này rất cần thiết cho sự phát triển của vi sinh vật, thực vật. Tuy nhiên, Nitơ là hợp chất gây ra hiện tượng phú dưỡng và độc hại đối với nguồn nước mà con người sử dụng để ăn uống. Phospho cũng là hợp chất tồn tại trong nước gây ra sự phát triển mạnh của tảo, tái nhiễm bẩn làm nước có màu và mùi khó chịu. 

Chất khử trùng và một số chất độc hại khác

Các cơ sở y tế thường sử dụng khá nhiều các chất khử trùng chứa nhiều clo. Các hợp chất này sẽ đi vào nguồn nước thải và làm giảm hiệu quả xử lý nước thải. Ngoài ra, trong các phòng xét nghiệm hay các phòng chụp X-quang có chứa các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadimi, AOX. Nếu các hợp chất này không được thu gom, xử lý phù hợp thì sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.

Tham khảo: quy định lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động

Tham khảo: đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường

​​Quan trắc nước thải y tế
Quan trắc nước thải y tế có tính bắt buộc để bảo vệ môi trường (Ảnh: Internet)

Các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải y tế

Nước thải y tế có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh như Salmonella typhi gây ra bệnh thương hàn, Salmonella paratyphi gây ra bệnh phó thương hàn, Shigella sp gây ra bệnh lỵ, Vibrio cholerae nguyên nhân gây ra bệnh tả… Ngoài ra, trong nước thải y tế còn có chứa các vi sinh vật gây nhiễm bẩn nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. 

Công tác giám sát và quan trắc chất lượng nước thải y tế

Công tác giám sát và quan trắc nước thải y tế bao gồm: 

  • Giám sát hoạt động của hệ thống nước thải y tế. 

  • Giám sát chất lượng nước thải y tế sau xử lý. 

Hệ thống xử lý nước thải y tế thường không chú ý đến khâu quản lý, dễ làm thất thoát nước thải trong quá trình thu gom do rò rỉ, vỡ đường ống thu gom, các khớp nối không được khít… Do đó, khâu giám sát hệ thống xử lý nước thải y tế cần được chú trọng hợp, cần lắp đặt các đồng hồ đo lưu lượng nước thải, thường xuyên theo dõi lượng nước thải để kịp thời phát hiện và xử lý sự cố. 

Để đánh giá chất lượng nước thải tại các cơ sở y tế thì cần phải thực hiện quan trắc nước thải y tế. Các chỉ tiêu cần quan trắc phải tuân thủ theo đúng Quy chuẩn do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. 

Quan trắc nước thải y tế
Công tác xử lý chất thải y tế cần phải được giám sát chặt chẽ (Ảnh: Internet)

Trên đây là những chia sẻ về công tác quan trắc nước thải y tế. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường, Công ty TNHH Minh Thành Group tự hào là đơn vị được rất nhiều đối tác và khách hàng tin tưởng, đánh giá cao về chất lượng. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi được đào tạo bài bản với trình độ chuyên môn cao, đảm bảo quy trình quan trắc môi trường, quan trắc nước thải y tế được thực hiện theo đúng quy định, đưa ra kết quả chính xác nhất. 

Tham khảo: hệ thống quan trắc nước ngầm tự động là gì

Tham khảo: hệ thống quan trắc nước mặt tự động là gì

Nếu quý khách hàng có thắc mắc về quy trình quan trắc nước thải y tế hoặc cần tư vấn thêm về các dịch vụ của Minh Thành Group thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ cụ thể. 

Công ty TNHH Minh Thành Group 

Hotline: 0963.189.981

Trụ sở: Số 32 Nguyễn Khuyến, phường Võ Cường, tp. Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh

Hà Nội: Tòa 21T1, số 83 Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân, Hà Nội

HCM: Số 20 đường số 1 KDC CityLand Park Hills, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

 

Tags:

Contact Us

Headquarters

  • No. 32 Nguyen Khuyen Street, Vo Cuong Ward, Bac Ninh City, Bac Ninh Province

Representative Office Ha Noi

  • Lac Hong Building, Lane 27 Le Van Luong, Nhan Chinh Ward, Thanh Xuan District, Hanoi City

Central Vietnam branch

  • No. 46, Dang Van Hy, An Hung, Thanh Hoa City, Thanh Hoa Province

Representative Office Ho Chi Minh

  • No. 20 Street 1 CityLand Park Hills Residential Area, Go Vap District, Ho Chi Minh City

Phone Number

+84-963189981

Email

quantrac.mtg@gmail.com

Tax Code

2301052220