Như chúng ta đã biết, việc quan trắc môi trường định kỳ chủ yếu hướng đến mục đích theo dõi, đánh giá chất lượng môi trường xung quanh để từ đó có cơ sở đưa ra những biện pháp bảo vệ, cải thiện môi trường cũng như sức khoẻ của con người. Vậy những đối tượng nào cần thực hiện quan trắc môi trường định kỳ? Và trong quá trình xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường định kỳ cần lưu ý những gì? Hãy cùng Minh Thành Group tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!
1. Những đối tượng cần thực hiện quan trắc môi trường định kỳ
Hiện nay, những đối tượng sau cần thực hiện quan trắc môi trường định kỳ theo quy định của Pháp luật:
- Môi trường nước thải
- Môi trường khí thải
- Môi trường bùn thải, chất rắn có chứa thành phần gây nguy hại cũng cần thực hiện quan trắc để thuận tiện cho việc quản lý, kiểm soát bùn thải, chất rắn theo quy định của Pháp luật hiện hành.
- Những trường hợp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cũng cần tiến hành quan trắc định kỳ. Theo đó, trung tâm quan trắc sẽ dựa vào thành phần có trong môi trường, cùng với tần suất và thông số quan trắc môi trường để xác định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Các lưu ý khi xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường định kỳ
Cần lưu ý một số vấn đề trong quá trình xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường định kỳ (Ảnh: Internet)
Trong quá trình xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường định kỳ, cần lưu ý rằng quá trình quan trắc môi trường phải được diễn ra theo quy trình nhất định. Trong quy trình đo bao gồm các nội dung công việc như sau:
- Trong nội dung kế hoạch quan trắc môi trường định kỳ cần đề cập đến vấn đề khảo sát, thu thập những thông tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, khu vực xung quanh, về các thông số cần quan trắc và vị trí quan trắc môi trường định kỳ. Kiến Môi Trường
- Khi tiến hành quan trắc môi trường định kỳ cần thực hiện đầy đủ các việc như lấy mẫu, bảo quản mẫu, vận chuyển mẫu theo đúng kỹ thuật và phân tích các chỉ tiêu đúng như cam kết trước đó trong hồ sơ môi trường ban đầu của dự án.
- Nội dung kế hoạch quan trắc môi trường định kỳ cũng bao gồm cả việc tổng hợp thông tin cũng như tình hình thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh của dự án. Và ngoài việc cập nhật, đánh giá tình hình thì đơn vị quan trắc còn phải đề ra biện pháp, hướng xử lý, khắc phục và cải thiện những vấn đề còn tồn đọng trong công tác bảo vệ môi trường của dự án đó.
- Cần lập báo cáo quan trắc môi trường theo hướng dẫn của Thông tư 43/2015/TT-BTNMT.
- Sau khi đã hoàn tất quá trình quan trắc, đánh giá và lập báo cáo, cần nộp báo cáo về vấn đề quan trắc môi trường định kỳ lên cơ quan có thẩm quyền để được xác nhận và phê duyệt.
Tham khảo: thiết bị quan trắc nước thải tự động
Tham khảo: đo nhiệt độ không khí bằng gì
Trách nhiệm của các đơn vị trong việc áp dụng dịch vụ quan trắc môi trường định kỳ
Hiện nay, những đơn vị cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường định kỳ cần đảm bảo thực hiện đúng và đủ trách nhiệm của mình trong suốt thời gian cung cấp dịch vụ. Cụ thể là:
2.1 Đối với Sở Tài nguyên Môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ có những trách nhiệm riêng trong việc thực hiện quan trắc môi trường định kỳ (Ảnh: Internet)
Khi cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường định kỳ, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ có trách nhiệm đảm bảo những nội dung sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành theo dõi, giám sát tình hình quan trắc môi trường định kỳ hoặc tổ chức các buổi kiểm tra đột xuất để kịp thời kiểm soát tình hình quan trắc.
- Nếu cần thiết, Sở Tài nguyên Môi trường có thể tiến hành kiểm tra chéo các mẫu chất thải do đơn vị quan trắc thực hiện. Lưu ý rằng kinh phí quan trắc sẽ do Nhà nước chi trả, và đối với trường hợp các mẫu chất thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải thì đơn vị trực tiếp xả chất thải đó ra môi trường sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Pháp luật.
- Về công tác đánh giá kết quả kiểm tra quan trắc môi trường, khi phát hiện thấy kết quả quan trắc môi trường đã vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì Sở Tài nguyên Môi trường cần có văn bản nhắc nhở, đồng thời yêu cầu đơn vị vi phạm kiểm tra lại quy trình hoạt động, vận hành công trình bảo vệ môi trường trước khi tiến hành xả thải. Nếu phát hiện thấy kết quả quan trắc tiếp tục vượt quá quy chuẩn kỹ thuật thì đơn vị đó sẽ bị xử phạt nghiêm theo quy định.
2.2 Đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ quan trắc môi trường định kỳ
Các cá nhân, tổ chức cũng có những trách nhiệm nhất định trong việc sử dụng dịch vụ quan trắc môi trường định kỳ (Ảnh: Internet)
Các cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ quan trắc môi trường định kỳ cũng sẽ có những trách nhiệm nhất định để đảm bảo cho quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Đó là:
- Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ quan trắc môi trường định kỳ có nhiệm vụ tiến hành thiết kế chương trình quan trắc môi trường khí thải, nước thải, đồng thời chịu trách nhiệm về độ chính xác của các thông số trong chương trình quan trắc đó.
- Tổ chức, cá nhân cần tìm kiếm, lựa chọn đơn vị có đủ năng lực, sự uy tín để thực hiện hoạt động quan trắc môi trường định kỳ cho doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu.
- Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm sử dụng trực tiếp kết quả quan trắc nước thải một cách công khai, minh bạch để kê khai và tiến hành nộp phí bảo vệ môi trường.
- Tổ chức, cá nhân cần căn cứ vào kết quả quan trắc môi trường định kỳ đó để thực hiện lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm.
Tham khảo: thiết bị quan trắc tự động
Tham khảo: quan trắc môi trường không khí xung quanh
Hy vọng những thông tin mà MTG chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về trách nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện quan trắc môi trường định kỳ và những lưu ý cần biết khi xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường định kỳ. Hãy thường xuyên theo dõi website mtgroup.tech của chúng tôi để cập nhật nhiều bài viết hay và bổ ích hơn nữa nhé!