Trên thực tế, việc xây dựng chương trình quan trắc chất lượng môi trường định kỳ và tiến hành quan trắc các yếu tố có trong môi trường như đất, nước, tiếng ồn,... cần đảm bảo tuân thủ quy định của Pháp luật. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những quy định đó là gì nếu không phải là người làm việc trong lĩnh vực quan trắc môi trường. Chính vì thế, trong nội dung bài viết dưới đây, Công ty Minh Thanh Group sẽ đề cập đến một số nội dung điển hình trong Thông tư quan trắc môi trường định kỳ của Pháp luật!
1. Về vấn đề xây dựng chương trình quan trắc chất lượng môi trường định kỳ
Trong nội dung Điều 5, Chương II, Thông tư Số 10/2021/TT-BTNMT Quy định Kỹ thuật quan trắc môi trường và Quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành vào ngày 30 tháng 6 năm 2021 đã đề cập đến vấn đề xây dựng chương trình quan trắc môi trường định kỳ cụ thể như sau:
“1. Chương trình quan trắc chất lượng môi trường định kỳ được thiết kế xây dựng phù hợp với mục tiêu quan trắc môi trường. Việc xác định mục tiêu quan trắc chất lượng môi trường phải căn cứ vào chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường, quy hoạch mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường, thông tin cần thu thập theo yêu cầu của cơ quan nhà nước về môi trường.
2. Căn cứ vào mục tiêu quan trắc chất lượng môi trường, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương hiện hành và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để xác định các thông số cần quan trắc đưa vào chương trình quan trắc với tần suất phù hợp.
3. Chương trình quan trắc chất lượng môi trường định kỳ cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường phải được xây dựng bảo đảm phù hợp với quy hoạch mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường.
4. Chương trình quan trắc chất lượng môi trường định kỳ phải được thiết kế bao gồm việc lập kế hoạch thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.”
2. Về việc quan trắc chất lượng không khí xung quanh
Thông tư đề cập đến việc quan trắc chất lượng không khí xung quanh (Ảnh: Internet)
Trong nội dung Điều 6, Chương II, Thông tư Số 10/2021/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành vào ngày 30 tháng 6 năm 2021 đã quy định việc quan trắc chất lượng không khí xung quanh như sau:
“1. Thông số quan trắc và thiết bị quan trắc môi trường không khí quy định tại Phụ lục 2.1 ban hành kèm theo Thông tư này và các thông số khác theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh hoặc theo yêu cầu của các chương trình quan trắc chất lượng môi trường.
2. Đối với chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia và các thành phố trực thuộc Trung ương, tối thiểu phải lựa chọn các thông số: khí tượng, SO2, CO, NO2, TSP, PM2,5 với tần suất quan trắc tối thiểu 02 tháng/đợt (06 đợt/năm). Tùy thuộc vào mục tiêu chương trình quan trắc, đặc điểm của vị trí quan trắc, lựa chọn thêm các thông số khác để đưa vào chương trình quan trắc với tần suất phù hợp.
3. Đối với chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp tỉnh, tối thiểu phải lựa chọn các thông số: khí tượng, SO2, CO, NO2, TSP, PM10 với tần suất quan trắc tối thiểu 02 tháng/đợt (06 đợt/năm). Tùy thuộc vào mục tiêu chương trình quan trắc, đặc điểm của vị trí quan trắc, lựa chọn thêm thông số bụi PM2,5 và các thông số khác để đưa vào chương trình quan trắc với tần suất phù hợp.”
3. Về vấn đề quan trắc tiếng ồn, độ rung
Thông tư quy định rõ về vấn đề quan trắc tiếng ồn, độ rung (Ảnh: Internet)
Trong nội dung Điều 7, Chương II, Thông tư Số 10/2021/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành vào ngày 30 tháng 6 năm 2021 đã đề cập đến việc quan trắc tiếng ồn, độ rung như sau:
“1. Thông số quan trắc tiếng ồn bao gồm: mức âm tương đương (Leq), mức âm tương đương cực đại (Lmax).
2. Thông số quan trắc độ rung: mức gia tốc rung (dB) hoặc gia tốc rung (m/s2).
3. Phương pháp quan trắc tiếng ồn tuân theo TCVN 7878 (gồm 2 phần TCVN 7878-1:2018 và TCVN 7878-2:2018 ) - Âm học - Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường.
4. Phương pháp quan trắc độ rung: tuân theo TCVN 6963:2001 - Rung và chấn động - Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp - Phương pháp đo.
5. Đối với chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tần suất quan trắc tiếng ồn, độ rung tối thiểu 02 tháng/đợt (06 đợt/năm).”
4. Về nội dung quan trắc chất lượng nước mặt
Thông tư quy định về việc quan trắc chất lượng nước mặt (Ảnh: Internet)
Trong Điều 8, Chương II, Thông tư Số 10/2021/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành vào ngày 30 tháng 6 năm 2021 đã quy định về nội dung quan trắc chất lượng nước mặt:
“1. Thông số quan trắc và thiết bị quan trắc môi trường nước quy định tại Phụ lục 2.2 ban hành kèm theo Thông tư này và các thông số khác theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc theo yêu cầu của các chương trình quan trắc chất lượng môi trường.
2. Đối với chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tối thiểu phải lựa chọn các thông số: pH, TSS, DO, COD, BOD5, NH4+; lựa chọn Tổng Nitơ hoặc NO3-; lựa chọn Tổng Phôtpho hoặc PO43-; tổng Coliforms với tần suất quan trắc tối thiểu 02 tháng/đợt (06 đợt/năm). Tùy thuộc vào mục tiêu chương trình quan trắc, đặc điểm của vị trí quan trắc, lựa chọn thêm các thông số khác để đưa vào chương trình quan trắc với tần suất phù hợp.”
5. Về việc quan trắc chất lượng nước dưới đất
Trong Điều 9, Chương II, Thông tư Số 10/2021/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành vào ngày 30 tháng 6 năm 2021 đã quy định về vấn đề quan trắc chất lượng nước dưới đất cụ thể là:
“1. Thông số quan trắc và phương pháp quan trắc chất lượng nước dưới đất quy định tại Phụ lục 2.3 ban hành kèm theo Thông tư này và các thông số khác theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất hoặc theo yêu cầu của các chương trình quan trắc chất lượng môi trường.
2. Đối với chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tối thiểu phải lựa chọn các thông số: pH, TDS, chỉ số pecmanganat, NH4+, NO3-, Fe, As với tần suất quan trắc tối thiểu 03 tháng/đợt (04 đợt/năm). Tùy thuộc vào mục tiêu chương trình quan trắc, đặc điểm của vị trí quan trắc, lựa chọn thêm các thông số khác để đưa vào chương trình quan trắc với tần suất phù hợp.”
6. Về vấn đề quan trắc chất lượng nước biển
Trong Điều 10, Chương II, Thông tư Số 10/2021/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành vào ngày 30 tháng 6 năm 2021 đã quy định rõ ràng về việc quan trắc chất lượng nước biển:
“1. Thông số quan trắc và phương pháp quan trắc chất lượng nước biển quy định tại Phụ lục 2.4 ban hành kèm theo Thông tư này và các thông số khác theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển hoặc theo yêu cầu của các chương trình quan trắc chất lượng môi trường.
2. Đối với chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tối thiểu phải lựa chọn các thông số: pH, DO, TSS, NH4+, PO43-, dầu mỡ khoáng, với tần suất quan trắc chất lượng nước biển ven bờ tối thiểu 02 tháng/đợt (06 đợt/năm); các thông số pH, As, Cd, dầu mỡ khoáng cho nước biển gần bờ và nước biển xa bờ với tần suất tối thiểu 02 đợt/năm. Tùy thuộc vào mục tiêu chương trình quan trắc, đặc điểm của vị trí quan trắc, lựa chọn thêm các thông số khác để đưa vào chương trình quan trắc với tần suất phù hợp.”
Tham khảo: tư vấn môi trường chuyên nghiệp
Tham khảo: dụng cụ nào để đo nhiệt độ không khí
7. Về vấn đề quan trắc nước mưa
Trong Điều 11, Chương II, Thông tư Số 10/2021/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành vào ngày 30 tháng 6 năm 2021 đã đề cập chi tiết đến vấn đề quan trắc nước mưa như sau:
“1. Thông số quan trắc và phương pháp quan trắc nước mưa quy định tại Phụ lục 2.5 ban hành kèm theo Thông tư này và các thông số theo yêu cầu của các chương trình quan trắc chất lượng môi trường.
2. Căn cứ vào mục tiêu quan trắc và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định các thông số cần quan trắc.
3. Tần suất và thời gian quan trắc:
a) Mẫu nước mưa theo trận: các mẫu nước mưa được lấy theo mỗi trận mưa và phải xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc mỗi trận mưa;
b) Mẫu nước mưa theo ngày: trường hợp không thể thực hiện việc lấy và phân tích mẫu theo mỗi trận mưa thì lấy mẫu theo ngày (liên tục trong 24 giờ ). Thời gian lấy mẫu của một ngày bắt đầu từ 8 giờ sáng và mẫu phải được giữ nguyên vẹn trong và sau khi lấy (được bảo quản lạnh hoặc thêm các hóa chất bảo quản thích hợp);
c) Mẫu nước mưa theo tuần: trường hợp không thể thực hiện việc lấy và phân tích mẫu theo ngày thì có thể tiến hành lấy mẫu theo tuần (gộp các mẫu ngày lại trong vòng 01 tuần hoặc lấy liên tục trong 01 tuần khi mẫu được giữ nguyên vẹn trong và sau khi lấy, được bảo quản lạnh hoặc sử dụng các hóa chất bảo quản phù hợp).”
8. Về việc quan trắc chất lượng đất
Thông tư về việc quan trắc chất lượng đất (Ảnh: Internet)
Trong Điều 12, Chương II, Thông tư Số 10/2021/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành vào ngày 30 tháng 6 năm 2021 đã quy định về việc quan trắc chất lượng đất:
“1. Thông số quan trắc và phương pháp quan trắc chất lượng đất quy định tại Phụ lục 2.6 ban hành kèm theo Thông tư này và các thông số khác theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số chất ô nhiễm trong đất hoặc theo yêu cầu của các chương trình quan trắc chất lượng môi trường.
2. Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về môi trường và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định các thông số cần quan trắc với tần suất quan trắc tối thiểu 02 đợt/năm.”
Tham khảo: thiết kế chương trình quan trắc tự động môi trường nước
Tham khảo: Phần mềm giám sát quan trắc tự động
9. Về vấn đề quan trắc chất lượng trầm tích
Trong Điều 13, Chương II, Thông tư Số 10/2021/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành vào ngày 30 tháng 6 năm 2021 đã nói rõ về vấn đề quan trắc chất lượng trầm tích, cụ thể như sau:
“1. Thông số quan trắc và phương pháp quan trắc chất lượng trầm tích quy định tại Phụ lục 2.7 ban hành kèm theo Thông tư này và các thông số khác theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích hoặc theo yêu cầu của các chương trình quan trắc chất lượng môi trường.
2. Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về môi trường và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định các thông số cần quan trắc với tần suất quan trắc tối thiểu 02 đợt/năm.”
Vừa rồi, MTG đã chia sẻ đến bạn những nội dung trong Chương II, Thông tư Số 10/2021/TT-BTNMT Quy định Kỹ thuật quan trắc môi trường và Quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành vào ngày 30 tháng 6 năm 2021.
Hy vọng qua đó sẽ giúp bạn đọc nắm rõ các quy định liên quan đến vấn đề xây dựng chương trình quan trắc chất lượng môi trường định kỳ; quan trắc chất lượng không khí xung quanh; quan trắc tiếng ồn, độ rung; quan trắc chất lượng nước mặt; quan trắc chất lượng nước dưới đất; quan trắc chất lượng nước biển; quan trắc nước mưa; quan trắc chất lượng đất và quan trắc chất lượng trầm tích. Đừng quên thường xuyên theo dõi website mtgroup.tech của chúng tôi để cập nhật nhiều bài viết hay và bổ ích hơn nữa!
Công ty TNHH Minh Thành Group
Hotline: 0963.189.981
Trụ sở: Số 32 Nguyễn Khuyến, phường Võ Cường, tp. Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh
Hà Nội: Tòa Lạc Hồng, ngõ 27 Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
HCM: Số 20 đường số 1 KDC CityLand Park Hills, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh