Chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất gồm những gì?

Không thể phủ nhận rằng, đất là yếu tố quan trọng trong đời sống của chính con người cũng như động vật, thực vật có trong tự nhiên. Tuy nhiên, ngày nay, nguồn tài nguyên quý giá là đất cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực từ nhiều nguồn gây ô nhiễm. Vậy nên để bảo vệ môi trường đất, cần có những biện pháp kịp thời, sát với thực tiễn. 

Và trong đó quan trắc, đánh giá chất lượng đất, tình trạng ô nhiễm đất là bước đầu trong quá trình khắc phục ô nhiễm đất. Để hoạt động quan trắc, nắm bắt thực trạng đất được hiệu quả, cần nắm rõ các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất. Cụ thể hơn nữa, hãy cùng Minh Thành Group tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây!

1. Thế nào là môi trường đất?

Trước khi tìm hiểu các thông số đánh giá ô nhiễm đất, cần nắm rõ khái niệm môi trường đất là gì. Hiểu một cách đơn giản thì đất (hay chính là thổ nhưỡng) là lớp ngoài cùng của thạch quyển trên bề mặt trái đất và là một bộ phận quan trọng trong hệ sinh thái. Môi trường đất đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người.

Hoạt động quan trắc môi trường đất rất phổ biến (Ảnh: Internet)

Nói cách khác, đất là môi trường nuôi dưỡng, tạo điều kiện cho các loài động vật, sinh vật sinh sôi nảy nở, bao gồm các loài cây, thú, và cả con người. Ngoài ra, con người cũng xây dựng nhà ở, các công trình lớn khác trên chính bề mặt đất. Tuy nhiên hiện nay, dưới tác động tổng hợp từ nhiều nhân tố khác nhau trong môi trường (cụ thể là nước, sinh vật, không khí) khiến đất bị biến đổi tự nhiên.

2. Vì sao cần quan trắc môi trường đất?

Trên thực tế, môi trường đất ảnh hưởng trực tiếp (một cách sâu sắc) đến cuộc sống thường ngày của chính con người. Bởi vậy, đây là nhân tố đặc biệt quan trọng cần được ưu tiên quan tâm trong định hướng phát triển bền vững. Theo đó, môi trường đất phải được tiến hành quan trắc thường xuyên (theo cả khía cạnh thời gian và không gian) một cách kỹ lưỡng.

Quan trắc môi trường đất có vai trò quan trọng đối với hệ thống quản lý môi trường đất. Thông qua quá trình quan trắc sẽ có được những số liệu, thông tin cụ thể về môi trường đất, và các nhà quản lý môi trường đất sẽ dựa vào đó để kiểm tra, xem xét, đánh giá và dùng số liệu, thông tin đó làm căn cứ đưa ra biện pháp quản lý, quy hoạch môi trường đất, đồng thời kiểm soát, ngăn chặn các vấn đề về ô nhiễm, suy thoái môi trường đất. 

3. Các thông số đánh giá ô nhiễm đất

Hiện nay, việc quan trắc môi trường đất bao gồm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất sau đây:

3.1 Độ PH của đất

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất đầu tiên được nhắc đến trong phần nội dung này là độ pH của đất. Chỉ số về độ pH sẽ thể hiện tính chất của từng loại đất được quan trắc là đất kiềm, đất trung tính hay đất axit. Và trên thực tế, tuỳ vào việc sử dụng phân bón hữu cơ, hoá chất ra sao mà độ pH sẽ có những thay đổi tương ứng. Tóm lại, việc quan trắc môi trường đất dựa trên chỉ số pH sẽ giúp các nhà quan trắc xác định được tính chất của đất và dựa vào đó để đưa ra quyết định tác động vào đất sao cho phù hợp, hiệu quả nhất.

3.2 Thành phần cơ giới của đất

Thành phần cơ giới của đất cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất quan trọng không thể bỏ qua. Bởi mỗi loại đất sẽ có thành phần cơ giới khác nhau, điển hình là hạt sét, hạt cát, hạt bụi hay hạt sỏi. Dựa vào kết cấu tự nhiên của đất và tác động của con người mà tỉ lệ tự nhiên của mỗi thành phần trong từng loại đất sẽ khác nhau. 

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất

Xác định thành phần cơ giới của đất giúp xác định được mức độ ô nhiễm cụ thể của đất (Ảnh: Internet)

Việc thực hiện quan trắc môi trường đất dựa trên thành phần cơ giới giúp các nhà quan trắc xác định được mức độ ô nhiễm cụ thể của đất, đồng thời giúp người dân nắm được để điều tiết lượng nước sao cho hợp lý. Cùng với đó, hoạt động kiểm soát lượng phân bón, thuốc trừ sâu nhằm kích thích cây trồng phát triển năng suất hơn cũng được dựa vào việc xác định thành phần cơ giới của đất.

3.3 Tỷ trọng của đất

Có một thực tế rằng, đất ở đồng bằng và đất dốc đồi núi sẽ có tỷ trọng khác nhau, chính vì thế mà ngành trồng trọt ở các vùng đất này cũng có nhiều khác biệt. Và hoạt động quan trắc môi trường đất dựa trên tỷ trọng đất bên cạnh các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất khác sẽ góp phần giúp các nhà chức trách và người dân địa phương xác định được loại cây trồng phù hợp, từ đó giúp hoạt động canh tác đạt hiệu quả cao hơn. Không những vậy, cũng nhờ quan trắc môi trường đất thông qua tỷ trọng đất mà cán bộ quan trắc xác định được tình trạng ô nhiễm cụ thể của đất, tiếp đó đề ra những giải pháp ngăn chặn, khắc phục kịp thời.

3.4 Thông số EC

Nói đến các thông số đánh giá ô nhiễm đất, không thể không nhắc đến thông số EC (hay chính là độ dẫn điện của đất). Thường thì nồng độ muối có trong đất càng cao, độ dẫn điện của đất càng mạnh. Cụ thể, nếu thông số EC của đất dao động trong khoảng từ 0,2 - 1,2 thì cây trồng có thể sử dụng hiệu quả nguồn dinh dưỡng có trong đất, còn nếu EC trên 1,2 thì nghĩa là dư thừa nguồn dinh dưỡng cho cây. Tóm lại, việc quan trắc giá trị EC của đất sẽ giúp người dân xác định được chính xác độ dẫn điện của vùng đất đó, và quan trọng hơn cả là tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng dư thừa hoặc thiếu dinh dưỡng trong đất hiệu quả. 

3.5 Nhiệt độ

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất

Nhiệt độ đất ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thực vật (Ảnh: Internet)

Bạn có biết, nhiệt độ của đất đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của các loài thực vật trên một khoảng đất. Trường hợp nhiệt độ trong đất không ổn định, cây trồng sẽ khó có thể phát triển, sinh trưởng tốt và thậm chí dễ chết. Do đó, các nhà quan trắc môi trường đất cũng cần đặc biệt chú ý đến chỉ tiêu này trong quá trình đánh giá chất lượng đất.

Ngoài ra, người ta còn dựa vào các chỉ số ô nhiễm đất khác để hoạt động quan trắc môi trường đất đạt hiệu quả tối đa như: Hàm lượng P2O5, K20, Nitơ, hữu cơ, K+, Na+, Asen…

Vừa rồi MTGroup đã chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất. Hy vọng lượng thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong thực tiễn. Đừng quên thường xuyên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật nhiều bài viết hay và bổ ích hơn nữa nhé!

Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp các giải pháp quan trắc tự động thì hãy đến ngay với MT Group. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường, chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề bạn đang gặp phải. Hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn nữa:

Công ty TNHH Minh Thành Group

Điện Thoại: +84-963189981

Email: quantrac.mtg@gmail.com

Trụ sở: Số 32 đường Nguyễn Khuyến, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh

Văn Phòng Đại Diện Hà Nội: Tòa 21T1 Hapulico, số 83 Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Văn Phòng Đại Diện Hồ Chí Minh: Số 20 đường số 1 KDC CityLand Park Hills, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Tags:

Liên hệ với chúng tôi !

Trụ sở

  • Số 32 đường Nguyễn Khuyến, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh

Văn Phòng Đại Diện Hà Nội

  • Tòa nhà Lạc Hồng, ngõ 27 Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân,Thành Phố Hà Nội

Chi Nhánh Miền Trung

  • Số 46, Đặng Văn Hỷ, An Hưng, Thành Phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa

Văn Phòng Đại Diện Hồ Chí Minh

  • Số 20 đường số 1 KDC CityLand Park Hills, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện Thoại

+84-963189981

Email

quantrac.mtg@gmail.com

Mã số thuế

2301052220