Báo cáo giám sát môi trường là văn bản có tính pháp lý ghi kết quả quan trắc nước thải, khí thải, chất thải nguy hại… tại các nhà máy, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất. Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, Minh Thành Group cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ uy tín, chính xác, chi phí tối ưu cho mọi doanh nghiệp.
1. Tại sao cần lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ?
Báo cáo môi trường là công cụ giúp Bộ Tài nguyên Môi trường giám sát hoạt động xả thải tại các nhà máy, khu công nghiệp. Từ đó có cơ sở dữ liệu để đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường. Đồng thời kịp thời ngăn chặn và đề xuất các biện pháp khắc phục ô nhiễm phù hợp. Các đơn vị sản xuất kinh doanh có hoạt động xả thải ra môi trường có nghĩa vụ lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ gửi lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Báo cáo quan trắc môi trường là quy định bắt buộc của Bộ TNMT
1.1 Căn cứ pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường 72/2020/QH14 ban hành ngày 23/06/2014.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/2/2015 quy định về đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư 43/2015/TT-BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường, quản lý số liệu quan trắc và bộ chỉ thị môi trường.
1.2 Cơ quan tiếp nhận
Tùy theo quy mô xả thải và vị trí dự án sản xuất, cơ quan tiếp nhận, thẩm định báo cáo môi trường là một trong các cơ quan sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- Ban quản lý Khu công nghiệp
- Ban quản lý Khu kinh tế
- Phòng Tài nguyên và Môi trường
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ vừa là yêu cầu bắt buộc, vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hành trình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
2. Đối tượng cần lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, cơ sở đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Điều 3, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) và Bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo Điều 24, Luật Bảo vệ môi trường 2014).
Đối tượng phải sử dụng trạm quan trắc nước thải tự động, khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất, kinh doanh bắt buộc phải lập báo cáo môi trường liên tục hoặc định kỳ. Bao gồm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, cơ sở sản xuất lớn hoặc nhỏ, các khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ (có từ 10 phòng trọ trở lên), nhà hàng, bệnh viện, phòng khám, trường học, các khu chung cư, tòa nhà, trung tâm thương mại và siêu thị…
Các đối tượng cụ thể cùng tần suất lập báo cáo môi trường được quy định cụ thể tại tại Điều 3, Luật bảo vệ môi trường 2014
- Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng 1 lần (chu kỳ 1 năm 2 lần) đối với dự án có quy mô vừa và nhỏ, trước đó đã lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Lập báo cáo giám sát môi trường chu kỳ 1 năm 4 lần, định kỳ 3 tháng thực hiện 1 lần với các dự án có quy mô lớn, trước đó đã lập đánh giá tác động môi trường ĐTM.
Doanh nghiệp xả thải ra môi trường bắt buộc thực hiện quan trắc
Trường hợp nhà máy, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất có hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Nghị định 40/2019/NĐ-CP đối với nước thải CN và khoản 2 Điều 47 Nghị định 40/2019/NĐ-CP đối với khí thải CN: Thực hiện quan trắc tự động, liên tục theo quy định. Đồng thời trực tiếp truyền dẫn dữ liệu quan trắc tới hệ thống giám sát trung tâm đặt tại Sở Tài nguyên Môi trường địa phương. Các đối tượng này cần thực hiện lập báo cáo môi trường bất kể khi nào được yêu cầu.
3. Dịch vụ tư vấn lập báo cáo môi trường định kỳ Minh Thành Group
70% doanh nghiệp Việt Nam không hiểu đúng và đủ các quy định của Bộ Tài nguyên Môi trường về thực hiện quan trắc môi trường và lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ. Đó là lý do Minh Thành Group cho ra đời dịch vụ lập báo cáo môi trường định kỳ. Với đội ngũ các chuyên gia môi trường hàng đầu, chúng tôi mong muốn có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam hoàn thiện các hồ sơ pháp lý theo quy định của Bộ Tài Nguyên Môi Trường một cách nhanh chóng, dễ dàng và chính xác nhất.
- Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuẩn bị hồ sơ, thủ tục hành chính cần thiết để hoàn thành báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
- Dựa trên dữ liệu ghi trong báo cáo để đề ra các giải pháp thực tế để lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động phù hợp với tình trạng của doanh nghiệp. Đảm bảo vừa tiết kiệm chi phí vừa tuân thủ đầy đủ các bộ luật hiện hành.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hoặc các biện pháp khắc phục sự cố môi trường.
- Công ty quan trắc tự động môi trường miền Nam sẽ tư vấn giải đáp tất tần tần các thắc mắc về luật, thông tư hiện hành để doanh nghiệp nắm rõ thực trạng và có hướng đi đúng trong việc xây dựng và lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường.
- Hỗ trợ giải đáp thắc mắc 24/24 tất cả các vấn đề liên quan đến quan trắc nước thải và khí thải khác.
Hệ thống quan trắc khí thải MTG
Dịch vụ lập báo cáo môi trường của Minh Thành Group bao gồm các hạng mục:
- Hỗ trợ lập báo cáo quan trắc khí thải xung quanh hay trong hệ thống xử lý bụi.
- Hỗ trợ lập báo cáo thông số quan trắc môi trường nước đầu ra.
- Hỗ trợ lập báo cáo quan trắc nước mặt hay nước ngầm.
- Hỗ trợ lập báo cáo quan trắc môi trường làm việc có phát sinh hơi khí độc.
- Hỗ trợ lập báo cáo quan trắc môi trường xung quanh nhà máy.
Giá dịch vụ lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ phụ thuộc vào số chỉ tiêu và vị trí lấy mẫu đã được phê duyệt theo hồ sơ đánh giá tác động môi trường trước đó.
4. Các nội dung cần có trong báo cáo môi trường định kỳ
Với chuyên môn cùng kinh nghiệm nhiều năm hỗ trợ doanh nghiệp lập báo cáo tác động môi trường, hơn ai hết, MTG nắm rõ các nội dung cốt lõi cần có trong một bản báo cáo môi trường hoàn chỉnh. Nội dung cơ bản gồm các mục sau:
- Tổng hợp thông tin về đặc thù trong hoạt động sản xuất, nhu cầu từ chủ đầu tư.
- Khảo sát, thu thập các số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh nhà máy, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất...
- Xác định nguồn gây ô nhiễm: khí thải, nước thải, chất thải rắn, khói bụi, tiếng ồn, chất thải độc hại...
- Thực hiện quan trắc hiện trạng môi trường: môi trường khí thải, khí xung quanh, nước thải, nước mặt, quan trắc mực nước ngầm...
- Đánh giá tác động của từng nguồn ô nhiễm.
Đề ra biện pháp giảm thiểu tác động của nguồn gây ô nhiễm, phương án xử lý thải, phương án quản lý môi trường và dự phương án phòng khi có sự cố môi trường trong giai đoạn xây dựng và vận hành.
Sau khi đã xác định được đầy đủ các nội dung trên, MTG phối hợp cùng chủ đầu tư soạn thảo hồ sơ và lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ trình lên cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Báo cáo quan trắc là cơ sở dữ liệu để kiểm soát ô nhiễm môi trường
5. Hồ sơ, thủ tục cần thiết khi lập báo cáo môi trường định kỳ
5.1 Các loại giấy tờ pháp lý
Mỗi loại hình sản xuất sẽ yêu cầu các loại giấy tờ pháp lý nhất định để thực hiện báo cáo môi trường. Sau đây là những loại giấy tờ cơ bản:
- Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Giấy phép kinh doanh của cơ sở sản xuất.
- Hợp đồng và chứng từ thu gom chất thải nguy hại hoặc hợp đồng thu gom chất thải rắn.
- Giấy phép đấu nối xử lý nước thải (nếu có).
- Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất.
- Hóa đơn điện, nước trong tháng.
5.2 Các loại bản vẽ kỹ thuật
- Sơ đồ mặt bằng tổng thể của nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở sản xuất kinh doanh...
- Bản vẽ các phân khu chức năng.
- Bản vẽ hệ thống thoát nước mưa của nhà máy.
- Bản vẽ hệ thống thoát nước thải.
- Thuyết minh + bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải (nếu có)
Tham khảo: máy đo cod trong nước thải
Tham khảo: máy đo nồng độ amoniac
6. Quy trình thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường
Bước 1: Thu thập và đánh giá hiện trạng quan trắc cùng các số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, khí hậu, địa chất… của dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh. Xác định nguồn ô nhiễm có thể phát sinh từ nguồn nước thải, khí thải, các chất thải rắn,… khi dự án hoạt động
Bước 2: Tiến hành lấy mẫu phân tích nguồn ô nhiễm nước thải, mẫu không khí bên ngoài, không khí bên trong, khí thải tại nguồn…
Bước 3: Phân tích tại phòng thí nghiệm.
Bước 4: Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý chất thải nguy hại nhằm giảm thiểu ô nhiễm.
Bước 5: Cam kết thực hiện các biện pháp và thời gian khắc phục cụ thể những nội dung đề cập trong báo cáo.
Bước 6: Chuẩn bị hồ sơ liên quan đến dự án và tiến hành soạn thảo hồ sơ báo cáo giám sát môi trường theo quy định của Pháp luật.
Bước 7: Chủ doanh nghiệp xem xét và ký nhận, sau đó trình nộp lên cơ quan chức năng có thẩm quyền như các Sở TNMT, các phòng sở TNMT địa phương yêu cầu phê duyệt báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh cần gửi báo cáo giám sát môi trường định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc cho cơ quan thẩm định.
Tổng kết
Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên tay nghề cao trong lĩnh vực Môi trường, Viễn thông, Điện nhẹ… Chúng tôi đảm bảo mang đến khách hàng chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Riêng với dịch vụ lập báo cáo môi trường, MTG cam kết với khách hàng:
- Mọi số liệu quan trắc, phân tích, đánh giá trung thực.
- Hỗ trợ lập báo cáo đúng tiến độ với chi phí tối ưu
- Quy trình bài bản, chuyên nghiệp, đã được kiểm nghiệm bởi hàng trăm đối tác uy tín trong và ngoài nước.
Để được tư vấn, báo giá chi tiết dịch vụ tư vấn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Minh Thành Group
Hotline: 0963.189.981
Trụ sở: Số 32 Nguyễn Khuyến, phường Võ Cường, tp. Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh
Hà Nội: Tòa 21T1, số 83 Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân, Hà Nội
HCM: Số 20 đường số 1 KDC CityLand Park Hills, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh