Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do chất thải từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy, khu dân cư… Quan trắc môi trường là giải pháp cần thiết để xác định và đưa ra các đánh giá về tình trạng môi trường hiện nay. Vậy hệ thống quan trắc môi trường ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
1. Mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia
Mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia thuộc hệ thống quan trắc môi trường ở Việt Nam và được chia làm 2 mạng lưới bao gồm mạng lưới quan trắc môi trường nền và mạng lưới quan trắc môi trường tác động.
1.1 Mạng lưới quan trắc môi trường nền
Mạng lưới quan trắc môi trường nền được xây dựng dựa trên nguyên tắc kế thừa và phát triển các trạm và quan trắc tự động. Các trạm này thuộc mạng lưới quan trắc môi trường không khí - nước và mạng lưới quan trắc môi trường nước dưới đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý.
Các loại hình quan trắc của mạng lưới quan trắc môi trường nền:
-
Trạm quan trắc môi trường không khí, nước mặt lục địa ở các sông, hồ…
-
Trạm quan trắc môi trường biển.
-
Trạm quan trắc môi trường không khí và quan trắc nước mặt tự động lục địa.
-
Trạm quan trắc nền nước dưới đất.
Trạm quan trắc môi trường biển (Ảnh: Internet)
1.2 Mạng lưới quan trắc môi trường tác động
Mạng lưới quan trắc môi trường tác động được xây dựng dựa trên nguyên tắc kế thừa các trạm và điểm quan trắc môi trường đã có thuộc mạng lưới quan trắc môi trường do Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn quốc gia và Cục Địa chất và Khoáng sản quản lý.
Mạng lưới quan trắc môi trường tác động gồm:
-
Trạm vùng tác động.
-
Trạm vùng ven bờ.
-
Trạm vùng biển khơi.
-
Trạm vùng đất.
-
Trạm vùng phóng xạ.
-
Trạm quan trắc đa dạng sinh học.
-
Trạm quan trắc và phân tích môi trường nước sông.
-
Trạm quan trắc chất thải.
-
Trạm không khí tự động.
Hệ thống quan trắc nước thải (Ảnh: Internet)
2. Mạng lưới quan trắc môi trường địa phương
Hiện nay các địa phương đều đã thành lập các đơn vị trực thuộc để thực hiện chức năng quan trắc môi trường. Các đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm theo dõi và giám sát chất lượng môi trường không khí và nước trên địa bàn của mình. Các Trung tâm Quan trắc môi trường của các địa phương sẽ có các tên gọi khác nhau và trực thuộc Chi cục Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Các địa phương có nguồn lực tài chính, có đầy đủ trang thiết bị quan trắc môi trường và nhân lực sẽ đầu tư sinh lời và phát triển các trung tâm quan trắc môi trường mạnh có thể kể đến như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng… Bên cạnh đó vẫn còn có một số địa phương chưa quan tâm và chú ý đến việc đầu tư nguồn lực cho quan trắc môi trường. Tuy nhiên, hiện nay môi trường đang là chủ đề được quan tâm rất nhiều, do đó các địa phương cũng đã và đang xây dựng các dự án tăng cường năng lực.
Mạng lưới quan trắc môi trường thuộc các Bộ, ngành khác
Bên cạnh mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, mạng lưới quan trắc môi trường địa phương, hệ thống quan trắc môi trường ở Việt Nam còn có mạng lưới quan trắc môi trường thuộc các Bộ, ngành khác.
Ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều Bộ, ngành khác cũng tiến hành quan trắc môi trường để đánh giá các tác động đến môi trường do hoạt động của ngành hay lĩnh vực của mình. Nhiều Bộ, ngành đã thực hiện hoạt động quan trắc môi trường như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Dầu khí quốc gia, Tổng Liên đoàn lao động, Tập đoàn than và khoáng sản…
Mạng lưới quan trắc môi trường thuộc các Bộ, ngành khác (Ảnh: Internet)
3. Những thành tựu và thách thức của hệ thống quan trắc môi trường ở Việt Nam
3.1 Thành tựu
Hệ thống quan trắc môi trường ở Việt Nam trong nhiều năm qua đã đáp ứng được các nhu cầu về số liệu và thông tin để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường. Một số thành tựu mà hệ thống quan trắc môi trường ở Việt Nam đã đạt được như:
-
Bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu hướng dẫn trong quan trắc môi trường.
-
Thiết kế mới các chương trình quan trắc môi trường quốc gia phù hợp với từng địa phương.
-
Xây dựng và tăng cường năng lực với các trạm quan trắc đã có, đầu tư dự án xây dựng các trạm quan trắc khí thải mới.
-
Nghiên cứu hiện trạng quan trắc ở một số lĩnh vực đa dạng sinh học và làm cơ sở để đề xuất các công tác liên quan.
-
Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng số liệu quan trắc môi trường, đảm bảo và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.
-
Đào tạo, bổ sung nguồn nhân thực cho công tác quan trắc môi trường.
-
Xây dựng các chương trình, dự án và tổ chức quốc tế trong lĩnh vực quan trắc môi trường.
-
Hoạt động quan trắc môi trường tại một số địa phương đã đi vào ổn định và có những số liệu báo cáo quan trắc định kỳ, thường xuyên phục vụ cho công tác quản lý và giám sát chất lượng môi trường.
-
Một số Bộ ngành đã thiết lập và duy trì hệ thống quan trắc môi trường để phục vụ cho nhu cầu quản lý ngành và lĩnh vực của mình, đầu tư hệ thống trang thiết bị và nhân thực cho hoạt động quan trắc môi trường.
Tham khảo: dụng cụ đo nhiệt độ không khí
Tham khảo: máy đo nồng độ clo trong nước
3.2 Thách thức
Bên cạnh một số thành tựu nổi bật, hệ thống quan trắc môi trường ở Việt Nam vẫn còn tồn tại một số thách thức
-
Hệ thống văn quản quy phạm pháp luật và tài liệu hướng dẫn cho hoạt động quan trắc môi trường vẫn chưa đầy đủ.
-
Hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động quan trắc môi trường vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ.
-
Việc triển khai thực hiện các quyết định của Chính phủ về mạng lưới quan trắc môi trường vẫn còn chậm vì vậy mà tỉ lệ các trạm và điểm quan trắc hiện nay vẫn còn thấp.
-
Kinh phí dành cho hoạt động quan trắc môi trường còn nhiều hạn chế, đây cũng chính là nguyên nhân làm cho các địa phương không nắm rõ được tình hình ô nhiễm môi trường cụ thể của địa phương.
-
Hệ thống trang thiết bị cho hoạt động quan trắc chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến chất lượng số liệu.
-
Công tác đảm bảo an toàn lao động cho cán bộ quan trắc môi trường chưa được chú ý.
-
Công tác đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong công tác quan trắc môi trường chưa được đảm bảo dẫn đến số liệu chưa có tính chính xác cao.
-
Nhiều Bộ, ngành chưa đảm bảo cung cấp số liệu quan trắc môi trường định kỳ, chưa có tính hệ thống và thường xuyên.
Hệ thống quan trắc môi trường ở Việt Nam có vai trò rất quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Nắm vững được các thông tin của hệ thống quan trắc môi trường sẽ giúp cho các doanh nghiệp ý thức được tầm quan trọng để có phương án thực hiện phù hợp, tuân thủ theo quy định về trạm quan trắc nước thải tự động.
Là một trong những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường, Công ty TNHH Minh Thành Group đã trở thành đối tác được rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng. Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực môi trường, Minh Thành Group cam kết thực hiện đúng quy trình quan trắc với đầy đủ các trang thiết bị và máy móc hiện đại.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ quan trắc môi trường thì hãy liên hệ ngay với Minh Thành Group để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
Công ty TNHH Minh Thành Group
Hotline: 0963.189.981
Trụ sở: Số 32 Nguyễn Khuyến, phường Võ Cường, tp. Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh
Hà Nội: Tòa 21T1, số 83 Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân, Hà Nội
HCM: Số 20 đường số 1 KDC CityLand Park Hills, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh