Để tiến hành quan trắc môi trường đất một cách bài bản, đúng quy trình và kỹ thuật, từ đó đem lại những thông số chính xác nhất có thể, đơn vị quan trắc môi trường cần nắm rõ các thông số, địa điểm, vị trí cũng như mục đích quan trắc môi trường đất. Và trong nội dung bài viết dưới đây, Minh Thanh Group sẽ đề cập đến các thông tin giúp bạn đọc hiểu hơn về các nội dung này!
1. Môi trường đất là gì?
Trước khi tìm hiểu mục đích quan trắc môi trường đất, bạn cần nắm được môi trường đất là gì. Môi trường đất chính là một môi trường sinh thái hoàn chỉnh, bao gồm toàn bộ vật chất vô sinh được sắp xếp thành cấu trúc nhất định. Trong lòng đất và trên mặt đất sẽ có các động vật, vi sinh vật và thực vật sinh sống, phát triển. Và quy trình sinh trưởng, phát triển của những thành phần này có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Nhìn chung, môi trường đất được xem là môi trường thành phần của hệ môi trường bao quanh chính nó gồm không khí, nước, khí hậu,...
2. Mục đích quan trắc môi trường đất
Mục đích quan trắc môi trường đất khá đa dạng (Ảnh: Internet)
Mục đích quan trắc môi trường đất bao gồm các nội dung sau:
- Quan trắc môi trường đất để cung cấp thông số cụ thể làm căn cứ cho việc đánh giá hiện trạng môi trường đất.
- Hoạt động quan trắc môi trường đất hỗ trợ mục đích xác định xu hướng, diễn biến, đồng thời đưa ra cảnh báo kịp thời cho những nguy cơ suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường.
- Góp phần giúp việc thực hiện hoạch định chính sách, kiểm soát ô nhiễm, cũng như việc quy hoạch và sử dụng đất phục vụ cho phát triển biển vững diễn ra thuận lợi hơn.
- Hoạt động quan trắc môi trường đất cũng hướng đến mục đích đảm bảo đáp ứng nhu cầu quản lý môi trường trên phạm vi quốc gia, địa phương hoặc quản lý theo từng địa phương.
3. Quy trình quan trắc môi trường đất đầy đủ
Vừa rồi MTG đã giải thích khái niệm môi trường đất là gì, cùng mục đích quan trắc môi trường đất. Tiếp theo đây, chúng tôi sẽ cập nhật chi tiết về thông số, địa điểm và quy trình quan trắc môi trường đất.
3.1 Các thông số trong quan trắc môi trường đất
Thông số vật lý trong quan trắc môi trường đất bao gồm: Thành phần cơ giới, phân cấp hạt; Kết cấu đất (đoàn lạp, hay chính là các hạt kết đất bên trong nước); Những đặc trưng về độ ẩm (sức hút ẩm tối đa, độ ẩm mà cây bắt đầu héo); Độ xốp, độ chặt, dụng trọng, tỷ trọng; Khả năng thấm và mức độ thấm nước của đất.
Tham khảo: quan trắc môi trường không khí xung quanh
Tham khảo: hệ thống quan trắc khí thải tự động
Có nhiều thông số cần quan trắc trong quá trình quan trắc môi trường đất (Ảnh: Internet)
Thông số hoá học trong quan trắc môi trường đất gồm: pH (H2O, KCI, CaCl-2); Thế oxi hoá khử (Eh hoặc ORP); N, P, K tổng số; Chất hữu cơ; Lân dễ tiêu, Kali dễ tiêu; Cation trao đổi (Ca2+, Mg2+, K+, Na+); Dung tích hấp thu (CEC); Độ no bazo (BS% = (Ca2+ + Mg2+ + K+ + Na+) x 100/CEC); Độ dẫn điện, tổng số muối tan; Các anion (Cl, SO42-); Tỷ lệ % của Na trao đổi (ESP = %Na x 100/CEC); Tỷ lệ hấp phụ Na (SAR = 1,41Na/(Ca + Mg)0,5); NH4+, NHO3-; Kim loại nặng Cu, Pb, Zn, Cd, As, Hg, Cr; Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật clo hữu cơ, phốt pho hữu cơ, hoá chất trừ cỏ, PAHs.
Thông số sinh học trong quan trắc môi trường đất gồm có: Vi sinh vật tổng số trong đất; Vi khuẩn; Nấm; Giun đất.
3.2 Địa điểm và vị trí quan trắc môi trường đất
Muốn xác định được chính xác địa điểm, vị trí cần tiến hành quan trắc môi trường đất, trước tiên phải thực hiện khảo sát hiện trường. Theo đó, đơn vị chịu trách nhiệm quan trắc môi trường sẽ dựa vào mục đích cũng như điều kiện cụ thể của từng vị trí cần quan trắc để quyết định lựa chọn địa điểm, vị trí quan trắc cuối cùng. Thường thì các vị trí quan trắc sẽ nằm ở vị trí trung tâm và xung quanh vùng biên của khu vực đất đó.
Bên cạnh đó, các trung tâm, đơn vị quan trắc cũng lựa chọn vị trí quan trắc môi trường đất theo nguyên tắc đại diện (bao gồm nhóm đất, địa hình, loại hình sử dụng đất,...), và cần đảm bảo tính dài hạn của vị trí đất sẽ quan trắc. Chưa hết, người ta còn thường lựa chọn vị trí đất chịu tác động chính để quan trắc, cụ thể là: Những vùng đất có nguy cơ bị ô nhiễm tổng hợp; Khu vực đất bạc màu có độ phì nhiêu tự nhiên thấp; Các vùng đất có nguy cơ bị mặn hoá, phèn hoá; Vùng đất thâm canh sử dụng trong nông nghiệp; Những vùng đất có độ dốc cao và nguy cơ bị thoái hóa do xói mòn, rửa trôi cao; Vùng đất bị sa mạc hoá. Ngoài ra, cần lựa chọn thêm một vài địa điểm đất không chịu tác động có điều kiện tương tự để dễ dàng so sánh, đánh giá.
Tham khảo: hệ thống quan trắc nước mặt tự động là gì
Tham khảo: hệ thống quan trắc nước ngầm tự động là gì
3.3 Quy trình quan trắc môi trường đất cụ thể
Hoạt động quan trắc môi trường đất cần diễn ra theo quy trình bài bản (Ảnh: Internet)
Một quy trình quan trắc môi trường đất sẽ bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Tiến hành thiết kế chương trình quan trắc, mục đích quan trọng nhất của bước này là xác định kiểu quan trắc sẽ là quan trắc nền hay quan trắc tác động.
Bước 2: Xác định các thông số cần quan trắc. Cụ thể là:
- Đơn vị quan trắc môi trường đất sẽ xem xét vị trí quan trắc, vị trí phát thải và nguồn thải tại khu vực đất cần quan trắc.
- Nếu thực hiện quan trắc môi trường đất nền thì những thông số cần quan trắc phải được chọn lọc thật kỹ lưỡng và đảm bảo rằng chúng phản ánh đúng đặc trưng của đất bao gồm hiện trạng, quá trình hình thành đất và những yếu tố tác động đến môi trường đất đó.
- Trong trường hợp quan trắc môi trường tác động thì các thông số quan trắc tại khu vực đất đó phải được thể hiện theo từng loại hình đặc thù mang tính chỉ định cụ thể.
- Trong quá trình xác định những thông số cần quan trắc, khi căn cứ vào bản chất của các thông số quan trắc thì thông số quan trắc môi trường đất sẽ được chia làm 2 loại là:
+ Những thông số biến đổi nhanh: ion hoà tan, cation trao đổi, thuốc trừ sâu, tồn dư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,...
+ Những thông số biến đổi chậm: cacbon hữu cơ, những thành phần cơ giới, trao đổi cation, nito tổng, kali tổng, lân tổng,...
Bước 3: Ở bước này, cần xác định được địa điểm và vị trí quan trắc cụ thể.
Theo đó, đơn vị thực hiện quan trắc cần khảo sát địa điểm quan trắc môi trường đất (sau khi đã xác định được mục đích chung của việc quan trắc môi trường đất cũng như điều kiện cụ thể của từng vị trí quan trắc). Khi lựa chọn vị trí quan trắc môi trường đất cần chọn lọc theo nguyên tắc liên quan đến vị trí đất (địa hình, loại hình đất, nhóm đất,...) và Các thông số đánh giá ô nhiễm đất đó phải có tính dài hạn).
Thông thường, các đơn vị quan trắc môi trường đất cũng thường lựa chọn những khu vực đất chịu tác động như đất bạc màu có độ phì nhiêu thấp, đất có nguy cơ bị ô nhiễm, đất thâm canh trong nông nghiệp, đất dễ bị sa mạc hoá, đất dốc có nguy cơ thoái hoá cao,...
Hy vọng qua những chia sẻ trong nội dung bài viết này, bạn đọc đã nắm được nội dung cụ thể về khái niệm môi trường đất, thông số và mục đích quan trắc môi trường đất, cùng với đó là quy trình quan trắc môi trường đất cụ thể. Cuối cùng, đừng quên thường xuyên theo dõi website mtgroup.tech của MTG để cập nhật nhiều bài viết hay và bổ ích hơn nữa nhé!